Uống quá nhiều rượu bia trong những cuộc nhậu với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, người thân khiến bạn bị say, cơ thể mệt mỏi, thiếu tỉnh táo trong lời nói và hành vi. Để có thể nhanh chóng tỉnh táo, hồi phục sức khỏe và tránh được tối đa tác hại của rượu bia đến cơ thể, bạn nhất định phải biết cách chăm sóc người say rượu bia khoa học, đúng cách. Cùng Vintage Wine tham khảo một số thông tin bổ ích về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết người say rượu
Trước khi bạn đi tìm hiểu về cách chăm sóc người say rượu bia thì chúng ta không thể bỏ qua những dấu hiệu để nhận biết một người say là như thế nào. Dấu hiệu nhận biết một người đang say rượu bia bao gồm:
- Bỗng nhiên nói líu lưỡi, không rõ ràng.
- Giọng điệu kéo dài, không bình thường.
- Nói to tiếng hơn bình thường rất nhiều.
- Không thể ngồi và đứng vững một chỗ.
- Lăn lộn trên sàn nhà.
- Khi đi bộ có dấu hiệu nghiêng ngả, chếnh choáng.
- Phản ứng cáu gắt bất thường.
- Mắt đỏ ngầu
- Người nóng ran, thân nhiệt tăng bất ngờ.
- Không kiểm soát được lời nói và hành vi.
- Cảm thấy người ớn lạnh như bị trúng gió.
- Nôn và buồn nôn.
Khi bạn nhận thấy người đó có một trong tất cả các dấu hiệu trên thi cần thực hiện cách chăm sóc người bị say rượu như hướng dẫn dưới đây.
2. Cách chăm sóc người bị say rượu
Tiếp theo sau khi biết được các dấu hiệu nhận biết người bị say rượu bia, các bạn có thể tìm hiểu về cách chăm sóc cho người say rượu theo hướng dẫn dưới đây:
- Tuyệt đối không cho người say rượu uống tiếp
- Nhanh chóng đưa người bị say ra khỏi nơi có rượu rồi nhẹ nhàng nói chuyện với họ. Nếu họ muốn học hãy thay bằng nước ngọt hoặc nước lọc lúc họ không chú ý.
- Nếu một người có dấu hiệu say nhưng chưa uống nhiều, hãy cho họ uống thức uống có nồng độ cồn nhẹ hơn như bia. Điều này sẽ giúp cho mức độ nhiễm độc giảm đi chút nào đó. Nhưng đây không phải là cách chăm sóc người say rượu đúng nhất.
- Bạn nên nhớ tuyệt đối tránh nói những câu khiến người say nổi giận. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng với họ vì thần kinh của họ đang bị kích thích sẽ rất dễ nổi cáu.
- Bạn không nên để cho người say rượu tự lái xe về nhà sẽ rất nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp gây tai nạn giao thông hay rớt xuống sông, kênh rạch vì đang say rượu tự đi xe trên đường.
- Người thân nên dìu người say rượu bia đi, không để họ tự đi nhằm tránh để họ bị té có thể gây tổn thương cho cơ thể hoặc ngã xuống nền rất nguy hiểm.
- Nếu người say rượu cần vào nhà tắm, hãy cùng vào với họ nhằm phòng ngừa trường hợp người say rượu bị mất kiểm soát, có thể bị té ngã, đập đầu vào nền hoặc vật cứng.
- Bạn có thể đặt người say ở tư thế nằm nghiêng để phòng nếu bị nôn sẽ tránh được nguy cơ sặc chất nôn vào phổi, gây tắc nghẽn đường thở hoặc dị vật rơi vào phổi rất nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Các bạn cần lưu ý quan sát người bị say rượu cứ 1 – 2 giờ đánh thức họ để tránh trường hợp để họ bị hôn mê mà không biết.
- Bạn cũng có thể cởi bớt khuy áo, thắt lưng để người bị say rượu nằm sấp, tay xuôi xuống giường ở nơi kín gió.
Ngoài cách chăm sóc người say rượu tại nhà như trên thì bạn cũng cần tham khảo về những trường hợp cần đưa người say rượu đi cấp cứu ngay lập tức nếu có dấu hiệu sau:
- Bất tỉnh, gọi hỏi không biết, không nhận thức.
- Thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở miệng họng quá nhiều.
- Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở khi nằm.
- Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh tay và chân.
- Tiểu tiện, đại tiện ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường) do mất tự chủ.
- Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng, to cứng.
- Tê, yếu chân tay, một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng, nhìn mờ, nhìn bất thường.
- Xuất hiện dấu hiệu co giật. Trong trường hợp này bạn cần giữ nạn nhân nằm nghiêng để tránh ngã, va đập, không cho các vật cứng vào miệng. Nếu người say rượu xuất hiện dấu hiệu thở yếu, ngừng thở cần hô hấp nhân tạo và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế cấp cứu ngay trước khi xảy ra tình trạng đáng tiếc.
Trên đây là một số cách chăm sóc người say rượu tại nhà mà bạn nên tham khảo và thực hiện để giúp người say rượu nhanh chóng tỉnh táo và hồi phục sức khỏe.
3. Người bị say rượu bia nên ăn uống gì?
Ngoài việc tìm hiểu về cách chăm sóc cho người say rượu thì bạn đừng quên tìm hiểu những thực phẩm nên ăn uống khi bị say rượu giúp họ hồi phục sức khỏe và tỉnh táo nhanh hơn.
- Nước lọc: Khi say rượu, cơ thể bạn đang bị mất nước, mất nhiệt, thân nhiệt tăng cao bất thường. Nước lọc chính là loại nước uống giúp hạ thân nhiệt nhanh, cân bằng, bù nước rất tốt. Đồng thời, nước làm loãng nồng độ cồn trong máu và cơ thể, giúp người bị say nhanh tỉnh hơn.
- Trà gừng: Ngoài ra, bạn nên cho người bị say rượu uống trà gừng với nước nóng. Bởi vì, thành phần làm ấm cơ thể của gừng kết hợp với trà giúp cơ thể được tỉnh táo, khỏe khoắn hơn sau khi say rượu. Đây là cách thức đơn giản nhất mà bạn nên áp dụng tại nhà.
- Cháo loãng: Cách chăm sóc người say rượu đơn giản nhất là cho họ ăn cháo loãng. Đây vừa là chất dinh dưỡng vừa là chất bù nước, điện giải cực tốt lại dễ tiêu và phù hợp với người đang bị mệt mỏi, chán ăn, hệ tiêu hóa đang bị khó chịu bởi rượu bia. Hãy ăn cháo loãng với tía tô và ăn nóng.
- Phở: Ngoài cháo loãng thì phở cũng rất dễ ăn và dễ tiêu hóa. Nếu bạn đang bị say rượu thì nên ăn phở để cân bằng dinh dưỡng, bù chất, kích thích vị giác giúp bạn ngon miệng hơn, hồi phục sức khỏe tốt hơn.
Trên đây là một số thực phẩm mà các bạn cần cho người say rượu ăn. Đây là cách chăm sóc người say rượu đơn giản nhất mà bạn nên áp dụng thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe của họ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
4. Những điều cấm kỵ sau khi uống rượu, say rượu
Khi chăm sóc người say rượu bạn đừng bỏ qua những điều cấm kỵ làm khi đang uống rượu, say rượu, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe dưới đây các bạn cũng không được bỏ qua. Đó là:
- Tắm: Khi đang say rượu, uống rượu, thân nhiệt đang bị tăng cao, dễ mất nhiệt, lỗ chân lông to thì bạn tắm sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh, trúng gió, bị cảm lạnh. Bởi vậy, bạn tuyệt đối không nên tắm khi say tránh bị sốc nhiệt, giảm thân nhiệt, nhiễm lạnh dẫn tới cảm thậm chí đột tử, đột quỵ…
- Uống thuốc: Khi say, cơ thể đang phải hoạt động mạnh hơn để đào thải chất độc từ gan một cách nhanh chóng nhất. Bởi vậy, nếu kết hợp các chất trong thuốc sẽ làm cho dị ứng thuốc trong cơ thể tăng lên. Bên cạnh đó, gan sẽ bị kiệt sức khi phải đào thải cả thuốc và cả rượu ra khỏi cơ thể.
- Vận động mạnh: Ngoài việc tắm thì khi bạn vận động quá mạnh cũng khiến cơ thể bị mất sức, lỗ chân lông bị giãn nở, đổ mồ hôi khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, thậm chí gặp các vấn đề khác về sức khỏe. Tuyệt đối không tập thể dục với cường độ mạnh khi đang say rượu.
- Uống cà phê, nước có ga: Có thể bạn chưa biết, khi uống nước ngọt hoặc nước có gas thì rượu sẽ hấp thụ nhiều hơn, nhanh hơn vào cơ thể. Khi đó, cơ thể dễ bị mất nước hơn, thân nhiệt giảm nhanh khiến tình trạng say trở nên lâu hơn, cơ thể khó chịu, đầy bụng nhiều hơn bình thường.
Trên đây là một số điều cấm được làm khi say rượu, uống rượu có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí khiến cho cơ thể gặp nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.
Như vậy, Vintage Wine đã chia sẻ đến các bạn về vấn đề cách chăm sóc người say rượu đúng cách và khoa học qua bài viết trên đây. Hy vọng thông tin này sẽ giúp các bạn biết cách chăm người say để họ nhanh tỉnh táo, giảm cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Hạn chế tối đa tác hại của rượu bia đến cơ thể, đặc biệt là gan, mật. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà mỗi khi cần nhé! Nếu muốn tham khảo thêm về cách giải rượu cũng như các loại rượu vang ngon có thể tham khảo thêm ở website của chúng tôi nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: