Tại sao khi say rượu người ta thường nói thật lòng?

Khi say rượu người ta mới nói lời thật lòng thường là nhận định chung của nhiều người. Tuy nhiên quan điểm này có thật sự đúng và người say rượu có nói thật lòng như những gì bạn vẫn nghĩ?

1. Người say rượu có nói thật lòng?

Người say rượu có nói thật lòng?
Người say rượu có nói thật lòng?

Rượu bia mang đến cho con người ta nhiều cảm xúc khi uống, lúc này họ có xu hướng dễ trải lòng và chia sẻ nhiều hơn so với bình thường. Lý giải nguyên nhân này là do, khi chúng ta tỉnh táo não bộ hoạt động mạnh hơn dễ đưa ra được những quyết định và suy nghĩ thấu đáo cho từng phát ngôn của bản thân. 

Người lại khi cơ thể say, đầu óc không tỉnh táo, lý trí có thể bị giảm. Đặc biệt lúc này người say thường nhớ đến những chuyện vui, buồn trong quá khứ nên dễ thổ lộ và nói chuyện theo 1 cách bản năng, nghĩ gì nói đó. Không chỉ khó kiểm soát được lời nói mà người say cũng khó có thể kiểm soát được hành vi nên những lúc say rất dễ có những hành vi không đúng chuẩn mực như: cãi lộn, đánh nhau…

Cũng trong vấn đề này, dưới góc nhìn của các nhà khoa học thì việc sử dụng nhiều rượu bia sẽ làm tăng hoạt động của GABA đây chính là một chất ức chế, giảm hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh khiến cho não người xử lý thông tin chậm và dễ nhầm lẫn hơn.

Bên cạnh đó chất này cũng khiến người say có phản ứng lờ đờ, dáng đi loạng choạng, liều lĩnh hơn về cả lời nói lẫn hành động bản thân. Dựa trên những kết quả, nhận định và cả nghiên cứu thì việc người say rượu hay nói lời thật lòng là có căn cứ và khả năng chính xác cao.

2. Làm sao biết người say nói thật hay không?

Làm sao biết người say nói thật hay không?
Làm sao biết người say nói thật hay không?

Rất nhiều người đưa ra thắc mắc liệu người say rượu có nói thật lòng không? Thì câu trả lời cho câu hỏi này còn dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó đến từ các mối quan hệ, mức độ thân thiết…

Để có thể kiểm chứng được câu chuyện và những vấn đề người say đang chia sẻ có phải là thật hay không thì chắc chắn bạn phải là người thân, bạn bè hay đủ tin cậy để có thể hiểu và xác nhận thông tin đó là chính xác hay không? Còn nếu đơn giản chỉ là mối quan hệ xã giao trong một buổi nhậu thông thường hay lần đầu gặp mặt thì rất khó để biết đối phương đang nói thật hay đùa.

Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu không phải tất cả những người say đều nói thật lòng. Bởi có những người họ càng uống, đầu óc lại càng tỉnh táo hoặc số khác khi say họ thường chỉ nói những câu chuyện mang tính giải trí nhiều hơn là chia sẻ. Và tất nhiên cũng sẽ có những người say rượu có nói thật lòng.

3. Khi say mới biết “trái tim mình thuộc về ai”

Khi say mới biết “trái tim mình thuộc về ai”
Khi say mới biết “trái tim mình thuộc về ai”

Rượu bia gần như là chất xúc tác khiến con người ta có cơ hội sống thật với mình hơn. Lúc này bản thân không còn suy nghĩ nhiều đến thể hiện, lòng tự trọng sự ngại ngùng thường có mà đơn giản chỉ là muốn sống thật với những điều giấu kín.

Nhiều người vẫn hay thường nói, khi say mới biết “trái tim mình thuộc về ai”, bởi lúc này não bắt đầu nhớ về những điều mà từ tận sâu đáy lòng bạn luôn mong muốn. Một số người khi uống rượu bia vào mới có đủ dũng cảm để nói ra lời yêu hay thể hiện tình cảm với một ai đó mà ngày thường vì một lý do nào đó bản thân vẫn còn ngại không dám nói. 

Với những lý do trên mà người ta thường cho rằng, say rượu hay nói lời thật lòng là đúng. Tuy nhiên không vì những nhận định trên mà bạn tin vào tất cả những lời người say rượu nói. Hãy nhớ rằng, lúc say đầu óc thường không tỉnh táo, suy nghĩ chưa thấu đáo và chính xác nên có những lời nói đúng. Đừng để những lời nói này ảnh hưởng quá nhiều đến suy nghĩ và cuộc sống của bạn. Để biết lời nói lúc say là thật hay đùa, bạn cần kiểm chứng dựa trên nhiều yếu tố khác.

Với những phân tích trên đây chắc hẳn bạn đã tìm được cho mình câu trả lời người say rượu có nói thật lòng không. Dù câu trả lời có như thế nào thì điều quan trọng bạn hãy nhớ, uống rượu bia nhiều vốn không tốt cho sức khỏe, vì thế hãy uống chừng mực để bảo vệ bản thân.